Đi bộ gây quỹ 3 tỉ đồng chăm lo tết cho người lao động ở TP.HCM
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu phát hiện mỡ giữa các cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong tim, theo báo Telegraph.Giáo sư Viviany Taqueti, bác sĩ tim mạch tại Trường Y Harvard, người tham gia nghiên cứu, chia sẻ rằng dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mô mỡ trong cơ tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các loại mỡ khác như mỡ dưới da, mỡ ngoại tâm mạc quanh tim, hay mỡ tại gan.Một số người bị tình trạng gầy bên ngoài, béo bên trong (TOFI), họ không thừa cân nhưng họ vẫn tích tụ mỡ ở cơ.Tiến sĩ Bret Goodpaster, giám đốc khoa học tại tổ chức Advent Health (Mỹ) cho rằng khi bạn già đi, bạn sẽ tích tụ nhiều mỡ hơn. Vì vậy, những người lớn tuổi có cùng chỉ số BMI với người trẻ tuổi vẫn có khả năng sẽ tích mỡ cơ lớn hơn.Nói cách khác, bạn đang có cân nặng ổn, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh nhưng có mô mỡ quấn quanh cơ thì chưa chắc bạn không bị nguy cơ mắc bệnh tim."Nếu bạn có nhiều mỡ trong cơ thì bạn sẽ kháng insulin hơn và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn", tiến sĩ Bret Goodpaster nói thêm.Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, mỡ trong và xung quanh cơ bắp của chúng ta có thể tích tụ do lượng calo dư thừa và lối sống ít vận động.Cơ bắp của bạn ít có khả năng bị mỡ tích tụ nếu bạn giữ chúng ở trạng thái tốt với các bài tập rèn luyện thường xuyên. Ngược lại, nếu chúng không khỏe mạnh, bạn dễ bị cơ mỡ, có thể dẫn đến bệnh vi mạch vành (CMD). Điều này dẫn đến đau ngực và một số trường hợp suy tim.Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 1% mỡ cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc CMD của một người lên 2% và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn lên 7%.Thông qua nghiên cứu, giáo sư Taqueti kỳ vọng việc đánh giá mỡ cơ góp phần quan trọng vào sự nhận định căn bệnh béo phì, vì theo bà, sử dụng "các số liệu thô như chỉ số khối cơ thể (BMI), là chưa đủ".Imexpharm họp mặt cổ đông thường niên 2024, các nhà phân tích, nhà đầu tư tiềm năng
Bác sĩ Lê Nhất Duy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) cho biết, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, thậm chí nguy cơ sốc nhiệt. Nhiều người có thói quen uống nước chỉ khi cảm thấy khát, nhưng đây không phải là cách bổ sung nước hợp lý. Vậy mỗi ngày chúng ta cần uống bao nhiêu nước để đảm bảo sức khỏe?Theo bác sĩ Duy, tùy vào độ tuổi, thể trạng và mức độ vận động, lượng nước cần thiết sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành trung bình cần khoảng 1,5 - 2,5 lít nước/ngày để duy trì hoạt động bình thường. Trẻ em cần khoảng 1 - 1,5 lít nước/ngày, trong khi những người thường xuyên vận động, làm việc ngoài trời có thể cần từ 2,5 - 3 lít nước/ngày. Ngoài ra, nhu cầu nước còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Nếu thời tiết quá nóng hoặc độ ẩm cao, cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi nhiều hơn, đòi hỏi phải bổ sung nước thường xuyên.Không chỉ cần uống đủ lượng nước, mà cách uống cũng rất quan trọng. Để cơ thể hấp thụ nước hiệu quả, chúng ta nên uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày, tránh uống quá nhiều một lúc vì có thể gây quá tải cho thận.Bên cạnh đó, nước uống cũng cần được lựa chọn đúng. Nước lọc, nước ấm hoặc nước mát là lựa chọn tốt nhất. Việc uống nước đá quá lạnh có thể gây sốc nhiệt hoặc viêm họng. Ngoài ra, bổ sung nước qua thực phẩm như trái cây (cam, dưa hấu, dứa), rau xanh (dưa leo, cần tây) cũng là cách giúp cơ thể cấp nước tự nhiên. Đặc biệt, nên hạn chế các loại nước ngọt có gas, nước có đường vì chúng có thể làm cơ thể mất nước nhiều hơn. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ có những tín hiệu cảnh báo. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, môi khô, da khô, nước tiểu màu vàng đậm. Khi thiếu nước nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, mất tập trung và suy nhược cơ thể. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, hãy uống nước ngay và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất nước không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. Vì vậy, hãy tập thói quen uống nước thường xuyên, bổ sung rau quả giàu nước, tránh các loại đồ uống không lành mạnh, quan sát các dấu hiệu của cơ thể để điều chỉnh kịp thời.Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) chia sẻ, chúng ta nên uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đều đến các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi. Không nên uống nước quá lạnh, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... Lúc cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Không nên uống nhiều thức uống chứa caffeine vì nó có thể gây gia tăng nhiệt của cơ thể, lợi tiểu dẫn đến các tình trạng mất nước. Nên hạn chế các loại nước có cồn trong thời tiết nắng nóng vì các loại đồ uống này càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Người có bệnh tiểu đường hạn chế dùng đồ uống có đường, người có rối loạn điện giải cần dùng nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Trường quốc tế AISVN lên tiếng khi có thông tin giáo viên gửi mail 'không đến trường'
Sau 2 lượt đấu giải U.19 nữ quốc gia, U.19 TP.HCM chỉ có 4 điểm (1 thắng, 1 hòa). Chính vì thế, đại diện của thành phố mang tên Bác buộc phải giành chiến thắng ở lượt đấu thứ 3 nếu muốn tiếp tục cạnh tranh chức vô địch. Nhiệm vụ ấy với các cô gái U.19 TP.HCM được dự đoán sẽ dễ dàng khi đối thủ chỉ là U.19 Zantino Vĩnh Phúc - đội có thực lực không quá mạnh ở giải.Đúng như dự đoán, U.19 TP.HCM đẩy cao đội hình và tấn công áp đảo đối thủ ngay sau tiếng còi khai cuộc. U.19 TP.HCM kiểm soát bóng vượt trội, có không dưới 4 cơ hội mười mươi để ghi bàn ở hiệp đấu đầu tiên. Dù vậy, các chân sút của U.19 TP.HCM có phần nóng vội, khiến các cơ hội trôi qua một cách đáng tiếc. Phải chờ đến phút cuối cùng của hiệp 1, U.19 TP.HCM mới có thể mở tỷ số sau cú đá chuẩn xác của Kim Chi.Sang hiệp 2, U.19 TP.HCM thực hiện nhiều sự điều chỉnh, tạo ra sức ép lớn hơn về phía khung thành của U.19 Zantino Vĩnh Phúc. Sau rất nhiều cơ hội, phút 61, Thục Nghi chớp thời cơ, nhân đôi cách biệt cho U.19 TP.HCM. Chỉ 3 phút sau, Kim Chi hoàn tất cú đúp, giúp U.19 TP.HCM dẫn 3-0. Dẫn trước U.19 Zantino Vĩnh Phúc 3-0, U.19 TP.HCM chủ động chơi chậm. Dù vậy, đến phút 75, U.19 TP.HCM vẫn có thêm bàn thắng thứ 4 do công của Lại Thị Trà My.Ở cặp đấu diễn ra cùng giờ, U.19 Hà Nội đụng độ U.19 Thái Nguyên T&T. Giới chuyên môn dự đoán đây là cặp đấu đáng xem khi hai đội sở hữu lực lượng mạnh và có thể cạnh tranh cho ngôi vô địch. Bước vào màn so tài quan trọng, U.19 Hà Nội là đội chơi tốt hơn trong phần lớn thời gian. Tuy nhiên, đại diện thủ đô tỏ ra kém duyên và không thể xuyên thủng lưới U.19 Thái Nguyên T&T trong suốt 90 phút. Ở chiều ngược lại, U.19 Thái Nguyên T&T tỏ ra sắc bén ở những tình huống phản công, không ít lần đặt khung thành U.19 Hà Nội vào tình trạng báo động. Phút 81, Thảo Nguyên tận dụng khoảng trống, ghi bàn thắng vào lưới U.19 Hà Nội. Đáng chú ý, đây cũng là pha lập công duy nhất của trận đấu, giúp U.19 Thái Nguyên T&T đánh bại U.19 Hà Nội 1-0.
Hãng AFP ngày 27.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng khó có khả năng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm.Bà Mao nói: "Kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra đã được nhóm chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dựa, trên các chuyến thăm thực tế đến các phòng thí nghiệm có liên quan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)".Phát ngôn viên này khẳng định kết luận này "đã được cộng đồng quốc tế và cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi".Tuần trước, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa ra bản đánh giá mới, trong đó các chuyên gia phân tích thiên về giả thuyết virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.Trong các năm qua, CIA cho biết chưa có đủ thông tin để kết luận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên từ một chợ nông sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), hay tình cờ bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở đó.Sự thay đổi mới nhất dựa trên "cơ quan báo cáo có sẵn", dù lý thuyết nào trong số đó cũng có thể xảy ra, một phát ngôn viên của CIA cho biết.Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu để hiểu về nguồn gốc bệnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó khẳng định nước này đã chia sẻ thông tin về Covid-19 mà "không hề giữ lại điều gì".Trong phát biểu ngày 27.1, phát ngôn viên này kêu gọi Mỹ "dừng chính trị hóa và lợi dụng vấn đề truy xuất nguồn gốc", đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng bôi nhọ và đổ lỗi cho các quốc gia khác, (và) nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt".Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết các dịch bệnh Covid-19, cúm A và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều tăng kể từ tháng 11.2023.Trong tuần lễ từ 12-18.1, có khoảng 1/4 các ca xét nghiệm cúm A, 8,8% các ca xét nghiệm RSV và 6,2% các ca xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính. Về norovirus, trong tuần lễ kết thúc ngày 4.1, gần 28% các xét nghiệm này có kết quả dương tính. Norovirus là virus đường ruột rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.
Cô gái gen Z nổi tiếng vì xinh đẹp, học giỏi, sống trong gia tộc giàu có
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.